«´¨`•..¤:..::gia đình thứ hai của tôi::..:¤..•´¨`»
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
«´¨`•..¤:..::gia đình thứ hai của tôi::..:¤..•´¨`»

mãi là gia đình


Share | 

 

 bài mới nè

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
bài mới nè I_icon_minitimeMon May 10, 2010 9:36 am

๑•ิ.•ั๑ [Kenny.T] ๑•ิ.•ั๑

Smod

๑•ิ.•ั๑ [Kenny.T] ๑•ิ.•ั๑

Smod

Posts Posts : 172
Points : 515
Thanked Thanked : 5
Age Age : 29
Đến từ Đến từ : Nơi em đã từng đến

Bài gửiTiêu đề: bài mới nè

 
tự ghi tiêu

Hä vµ tªn : .......................................
Líp: 9i

1. Ai là người quyết định dời kinh đô nước ta từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên gọi là kinh đô Thăng Long? Tên gọi Thăng Long được ra đời như thế nào?
Năm 1009, Lý Công Uẩn (người châu Cổ Pháp, nay thuộc thị xã Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh) lên ngôi hoàng đế.
Tháng 7 năm 1010, triều đình nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long. Từ đây, vùng đất Thăng Long- Hà Nội chính thức trở thành kinh đô của quốc gia Đại Việt độc lập.
Tên gọi Thăng Long, theo sử chép, bắt nguồn từ câu chuyện khi đoàn thuyền ngự của nhà vua cập bến thành Đại La, bỗng có rồng vàng hiện lên ở phía trên thuyền ngự, nhân đó nhà vua quyết định đổi tên thành Đại La thành Thăng Long. Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên, tên gọi Thăng Long thể hiện khát vọng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.
2. Hãy kể lại vắn tắt những chiến công hiển hách của ông cha ta trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ Thăng Long - Hà Nội từ thế kỷ X đến nay.
Quân Lam Sơn bao vây, giải phóng thành Đông Quan
Cho đến cuối năm 1426, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân ta chống giặc Minh đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Từ tháng 10 năm 1426, quân ta mở các cuộc tiến công lớn tiêu diệt hàng loạt căn cứ của quân Minh ở ngoài thành Đông Quan
Tiếp đó, nghĩa quân Lam Sơn do đích thân Lê Lợi chỉ huy bắt đầu chiến dịch bao vây - giải phóng thành Đông Quan. Bên cạnh đó, Lê Lợi và bộ chỉ huy quân Lam Sơn chủ trương tiếp tục tiến hành kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực, chủ động chuẩn bị tiêu diệt viện binh của địch.
Sau các chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang tiêu diệt 1 5 vạn viện binh của địch, nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục xiết chặt vòng vây thành Đông Quan. Ngày 3 tháng 1 năm 1428, Đông Quan - kinh thành Thăng Long được hoàn toàn giải phóng.
Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu (ngày 5 tháng 1 năm Kỷ Dâu - 30/10/1789)
Cuối năm 1788, nhà Thanh đem 29 vạn quân ồ ạt tiến vào xâm lược nước ta. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu chiếm được Thăng Long.
Ngày 22 tháng 12 năm 1788, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, chỉnh đốn binh mã, lập tức tiến ra Bắc.
Ngày 25 tháng 1 , đúng giao thừa năm Kỷ Dậu, cuộc tiến quân đại phá quân Thanh, cũng là mở đầu chiến dịch giải phóng Thăng Long của quân Tây Sơn bắt đầu. Quân Tây Sơn chia làm 5 đạo, trong đó đạo chủ lực do đích thân vua Quang Trung chỉ huy đồng loạt tấn công. Đêm ngày mồng 3 Tết, quân Tây Sơn hạ thành Hà Hồi. Sáng mồng 5 Tết, quân Tây Sơn nhất loạt tấn công hai vị trí then chết là đồn Ngọc Hồi và Khuông Thượng.. Đến trưa mồng 5, ba đạo quân bộ cùng tiến vào Thăng Long. Toàn bộ chiến dịch giải phóng Thăng Long chỉ diễn ra trong vẻn vẹn 5 ngày đêm. Đó có thể coi là một kỳ tích trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Hà Nội tổng khởi nghĩa giành chính quyền mùa thu tháng Tám năm 1945
Tháng 8 năm 1945, tại Hà Nội đã ghi dấu một sự kiện lịch sử trọng đại đối với cả nước nói chung và lịch sử Thủ đô nói riêng, đó là cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra thắng lợi.
Ngày 17/8, cả Hà Nội đổ ra đường tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Từ mờ sáng ngày 19/8/1945, mọi nẻo đường Hà Nội đã rực bóng cờ đỏ sao vàng. Khắp các cửa ô, từng đoàn người từ các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận kẻo vào nội thành, hỗ trợ lực lượng cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân nói thành.
Tối ngày 19/8/1945, việc giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi Ngay ngày hôm sau, ủy ban nhân dân cách mạng Hà Nội chính thức thành lập.
Ngày 2/9/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt quốc dân tại quảng trường Ba Đình. Hồ Chủ Tịch thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ngày 2/9/1945 đã đi vào lịch sử, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho đất nước .
Giải phóng Thủ đô năm 1954
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Theo nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 10/10/1954, bộ đội ta tiến về tiếp quản Thủ đô.
Từ sáng sớm, nhân dân Thủ đô nô nức mang cờ, hoa và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố đứng chật hai bên đường chào đón những đoàn quân tiếp quản.
8 giờ sáng, các cánh quân của ta từ phía Tây, phía Nam và các hướng khác cùng rầm rộ tiến vào Thủ đô. Đúng 15h, tiếng còi nhà hát thành phố nổi lên một hồi dài báo hiệu thời khắc trọng đại, hàng chục vạn nhân dân Thủ đô cùng với đoàn quân chiến thắng đã trang nghiêm dự lễ chào cờ do ủy ban quân chính tổ chức tại chân Cột Cờ Hà Nội.
Trận Điện Biên phủ trên không
Thực hiện âm mưa "gây sức ép buộc Hà Nội phải trở lại hội nghị Pa-ri", từ đêm 18/12/1972 đến ngày 29/12/1972, chính quyền Níc-xơn đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng B52 và nhiều loại máy bay khác vào Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng cùng một số thành phố khác.
Với tinh thần cảnh giác, quyết tâm chiến đấu bảo vệ Thủ đô, quân và dân miền Bắc đã đánh thắng trận đầu giòn giã, bắn rơi 7 máy bay Mỹ, trong đó có 3 chiếc B52 và 1 chiếc F111, bắt sống nhiều giặc lái. Ngày 26/12/1972, Mỹ huy động 52 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh bom khu vực Đông Anh. Về ban đêm có 105 lần chiếc B52 với 120 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánh cùng lúc vào 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Quân và dân ta tiếp tục anh dũng chiến đấu, bắn rơi 10 máy bay Mỹ, trong đó có 8 chiếc B52 (4 chiếc rơi tại chỗ).
Sau 1 2 ngày đêm kiên cường chiến đấu, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã lập lên mặt "Điện Biên Phủ trên không" bắn rơi 23 máy bay B52, 2 chiếc F111 và nhiều máy bay phản lực khác góp phần đập tan thần tượng B52 của không quân chiến lược Hoa Kỳ, bẻ gãy âm mưu của Níc-xơn muốn ta quay lại đàm phán trong thế yếu.
3. Hà Nội còn có những tên gọi nào khác, bạn hãy kể các tên gọi đó.
Vùng đất Hà Nội từng được gọi là Tống Bình (thời Bắc thuộc), thời Đường đổi tên là Đại La. Từ thế kỷ XI, Hà Nội với tên .gọi là Thăng Long cho đến năm 1397. Khi nhà Hồ dời đô về thành Tây Đô . (Thanh Hóa), Thăng Long khi đó được gọi là Đông Đô. Năm 1408, nước Đại Ngu của nhà Hồ bị quân đội nhà Minh xâm chiếm, Đông Đô bị người Minh đổi tên thành Đông Quan. Năm 1428, sau khi quân của Lê Lợi giải phóng đất nước, tên gọi Đông Quan được xóa bỏ, kinh đô khi đó gọi là Đông Kinh. Năm 1831, sau cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, tên gọi Hà Nội lần đầu tiên xuất hiện.
4. Tên Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết trả gươm báu trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của của dân tộc ta. Ngoài ra, hồ còn có tên gọi nào khác? Tại sao? Hồ Gươm từng có tên Lục Thủy (thời Lý - Trần) vì nước họ luôn có màu xanh lục, Thủy Quân vì là nơi luyện tập quân thuỷ (thời đầu Lê), rồi Tả Vọng - hồ phía bên trái, Hữu Vọng - hồ phía bên phải khi hồ bị đắp bờ chia làm 2 nửa vào thế kỷ XVIII.
5. Hà Nội có rất nhiều món ăn nổi tiếng đã đi vào lịch sử thơ văn và ký ức của rất nhiều người Việt Nam. Bạn hãy kể tên một sẽ đặc sản nổi tiếng của Hà Nội. Một số đặc sản nổi tiếng của Hà Nội là: Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì, phở.
6. Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nhắc đến những loài hoa nào?
- Hoa đào Nhật Tân, hoa sữa.
7. 10 câu ca dao nói về thăng long Ha` Nội là
- Làng Vòng bán lợn, bán gà
Làng Thụy nấu rượu la đà cả đêm.
- Thăng Long, Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây
- Khen ai khéo họa dư đồ
Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm.
- Hồ Gươm in bóng Tháp Rùa
ánh đèn soi tỏ mái chùa Ngọc Sơn.
- Đồng xanh sông Nhị chạy dài
Mây quang non Tản chiếu ngời Thăng Long.
- Đồng xanh sông Nhị chạy dài
Mây quang non Tản chiếu ngời Thăng Long.
- Nhất cao là núi Ba Vì
Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long.
- Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
- Bao giờ hết chủ Hồ Tây
Vét sông Tô Lịch có ngày ấm no.
- Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này
8. Theo em sẽ có.............. n­gười tham dự thi

 

bài mới nè

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
«´¨`•..¤:..::gia đình thứ hai của tôi::..:¤..•´¨`» » 9I MEMBER » Góc học tập-
1er Fanclub Hispano de Kim Jaejoong
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất